Cách chữa bệnh phấn trắng cho cây hoa hồng
Hoa hồng là loài hoa đẹp, tượng trưng cho tình yêu mãnh liệt, ngọt ngào, nồng thắm. Nhiều người yêu hoa thực sự sẽ say đắm, ngất ngây trước vẻ đẹp của loài hoa này. Tuy nhiên trồng và chăm sóc cho cây hồng ra hoa đẹp lại không phải là điều dễ dàng. Ở cây hồng cũng mắc một số bệnh khiến cho hoa không thể nở được, hoặc nở không to, lá bị quăn…Trong đó, bệnh thường gặp nhất đó là bệnh phấn trắng.
Sau đây Vườn cây Hòa Bình sẽ chia sẻ với quý khách cách nhận diện bệnh phấn trắng, nguyên nhân dẫn đến bệnh này và quan trọng nhất là cách tiêu diệt bệnh phấn trắng như thế nào.
1. Xác định biểu hiện của bệnh phấn trắng
Khi quan sát bằng mắt thường, chúng ta sẽ thấy biểu hiện như sau: trên lá có vết dạng bột màu trắng xám, hình dạng trên các lá không giống nhau. Vệt trắng xám thường xuất hiện trên ngọn non, chồi non, lá non cả ở hai mặt lá. Nếu không có biện pháp phòng trừ, bệnh phấn trắng có thể hại cả thân, cành, nụ và hoa làm biến dạng lá, thân cây bị khô, nụ ít, hoa không nở được vì bị nghẹt, thậm chí bệnh nặng quá có thể cây sẽ bị chết.
Khi cây mới bị bệnh, lá có dấu hiện quăn keo lại, nhìn như bị cháy nắng, thiếu sức sống, trên mặt lá có một lớp bột trắng, rất dễ phát hiện. Lá, chồi cây bị khô héo,
2. Nguyên nhân gây nên bệnh phấn trắng là gì?
Nguyên nhân gây ra bệnh phấn trắng là do nấm Sphaerotheca paranosa, loại nấm này phát triển mạnh khi nhiệt độ thấp, độ ẩm lớn. (độ ẩm 85%, nhiệt độ 180C). Với thời tiết mưa phùn ẩm ướt thì cây rất dễ bị bệnh. Sợi nấm tồn tại ở trên lá cây, trên những cành cây bị bệnh, nếu không trị ngay thì bệnh này sẽ lây lan sang cây khác, sang ruộng khác và thậm chí sang vụ sau. Nếu gặp điều kiện thuận lợi (độ ẩm không khí cao 85%, nhiệt độ thấp các sợi nấm sẽ tiềm sinh trở lại trạng thái hoạt động thành các bào tử, các sợi nấm này sẽ phát tán qua côn trùng, gió trời và rơi trên mặt lá rồi mọc mầm xâm nhiễm vào trong mô lá, gây hại cho cây.
3. Cách phòng và trị bệnh phấn trắng trên hoa hồng
Cách phòng bệnh phấn trắng: “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”, để phòng được bệnh phấn trắng, các bạn lưu ý:
- Chọn được giống hồng khỏe mạnh, không sâu bệnh, không nên trồng quá dầy để các cây đều nhận được đủ ánh sáng.
- Trồng cây hồng hoặc để chậu hoa hồng ở nơi thông thoáng, có ánh nắng trực tiếp, để hạn chế sự ủ bệnh của nấm vì nấm trắng rất kị ánh sáng, chỉ cần với nhiệt độ trên 270C là nấm bị chết, bệnh tự khỏi.
- Bên cạnh đó cần thường xuyên cắt tỉa cành già, cành khô chết, lá vàng bị bệnh, hoa tàn. Thu gom những phần cắt tỉa đem ra khỏi khuôn viên trồng cây hồng, đảm bảo cây hồng có không gian thông thoáng, sẽ ít bị nấm bệnh.
- Chú ý bón thêm phân kali giúp cây có cứng cáp, có khả năng chống chịu với bệnh được tốt hơn, hạn chế bón phân đạm, có thể cây sẽ bị sót và chết.
Cách trị bệnh phấn trắng: khi cây bị bệnh thì bạn cần phát hiện sớm và làm theo các bước sau:
- Nếu cây bị bệnh nặng thì cần cắt bỏ các chồi, nụ, hoa, lá bị nhiễm bệnh, đem đi tiêu hủy để trị bệnh một cách nhanh chóng, tránh lây lan, đỡ mất thời gian. (Bệnh nhẹ thì không cần cắt).
- Cần duy trì chế độ bón phân cho hoa hồng như bình thường. Để cây có sức để kháng bệnh. Phân để bón cho hoa hồng tốt nhất là thành phần phân hữu cơ và chế phẩm vi sinh như tương đỗ, phân hữu cơ HVP 301B, chế phẩm EM2.
- Sử dụng một số loại thuốc trị bệnh phấn trắng cho hoa hồng như Daconil, A.v.tvil 5SC, Mekomil Gold, Đồng Nano, Bellkute 40 WP, Map super 300, ECAmistar top 325SC, Nativo 750WG, Saprol 190DC…
- Bệnh không thể khỏi ngay sau một lần dùng thuốc, chính vì vậy cần phun nhắc lại thuốc trị bệnh sau khoảng 2,3 ngày tùy theo độ nặng, nhẹ của bệnh. Sử dụng chất bám dính khi phun thuốc như vậy thuốc mới có hiệu quả dài lâu, có thể tiêu diệt được cả trứng của bệnh.
- Cần lưu ý theo dõi thời tiết để phun thuốc, không nên phun vào trời mưa thuốc sẽ bị trôi, khống có hiệu quả mà lại tốn kém.
Comment facebook