Cây Thiết Mộc Lan

  • Cây Thiết Mộc Lan còn được gọi là cây Phất Dụ Thơm, cây Phát Tài, có nguồn gốc từ Tây Phi, Tanzania, Zambia. Thuộc họ Tóc Tiên (Ruscaceae).
  • Là loại cây thân gỗ cho hoa với 3 màu chính là: trắng, nâu và tím, có mùi thơm ngào ngạt, thích hợp cho văn phòng, phòng khách, phòng làm việc, sảnh,…

Cây Thiết Mộc Lan thuộc loại thân gỗ, là nhóm cây phát triển khá chậm, cây có hai loại là lá xanh trơn, hoặc lá xanh có sọc vàng ở giữa. Thích hợp trồng trong phòng khách, phòng làm việc, văn phòng, tiền sảnh khách sạn…

TM-1 vuoncayhoabinh.vn

Thông tin chi tiết về cây Thiết Mộc Lan

Tên gọi: Cây Thiết Mộc Lan còn được gọi là cây Phất Dụ Thơm, cây Phát Tài.

Nguồn gốc: Cây có nguồn gốc từ Tây Phi, Tanzania, Zambia.

Họ: Cây thuộc họ Tóc Tiên (Ruscaceae)

Đặc điểm nhận diện của cây Thiết Mộc Lan

TM-4 vuoncayhoabinh.vn

Thân cây:

Cây Thiết Mộc Lan là loại cây thân gỗ bụi sinh trưởng khá chậm. Cây trồng trong đất ở điều kiện thuận lợi có thể cao tới 5-6m. Cây trồng trong chậu thì chiều cao bị hạn chế hơn. Thân cây Thiết Mộc Lan có đặc điểm nổi bật là khi cắt, hoặc cưa thân cây thì ở chỗ cưa đó sẽ mọc ra những chồi lộc rất mập và đẹp mắt. Chính những chồi này sẽ tượng trưng cho lộc, sự may mắn cho gia chủ.

Lá cây:

Lá cây thiết có màu xanh sẫm và bóng láng có sọc vàng ở giữa và không có sọc vàng. Lá cây Thiết là loại lá dài khoảng 1m, rộng khoảng 10m. Trên phiến lá có sọc vàng trải dài từ cuống lá đến ngọn lá, ngọn lá nhọn.

Hoa:

  • Cây thường nở hoa vào thời tiết se lạnh cuối mùa đông, đầu mùa xuân. Hoa mọc thành từng chùm dài, có mùi thơm dịu nhẹ, rất dễ chịu.
  • Màu sắc hoa cũng đa dạng: Có 3 loại màu hoa: màu trắng, màu nâu, màu tím.

hoa cay phat tai vuoncayhoabinhvn

Tác dụng của cây Thiết Mộc Lan

Được nhiều người ưa thích trồng làm cây cảnh nội thất, cây cảnh ngoại thất. Cây có thể trồng trong phòng khách, phòng làm việc, văn phòng, tiền sảnh khách sạn…

Khả năng thanh lọc không khí, loại bỏ nhiều độc tố ảnh hưởng đến sức khỏe của con người. Cây có thể hút một số khí độc như Monooxide de carbone, benzene, toluene, vô hiệu hóa các sóng điện từ…mang lại không gian trong lành cho bạn.

Cây Thiết Mộc Lan trong phong thủy

Cây Thiết Mộc Lan còn là một loại cây có ý nghĩa phong thủy. Theo thuyết Ngũ hành, nếu bạn trồng cây Thiết Mộc Lan theo hướng Đông hoặc Đông Nam thì sẽ rất tốt. Bởi vì hai hướng này có nhiều ánh sáng, cây sẽ hút được nhiều ánh sáng tượng trưng cho sự phát triển.

TM-4 vuoncayhoabinh.vn

Số lộc chồi ở cây Thiết Mộc Lan có những ý nghĩa vô cùng thú vị:

  • Thiết Mộc Lan có 2 nhánh: biểu tượng cho đường tình duyên thuận lợi:
  •  Thiết Mộc Lan có 3 nhánh: biểu tượng cho hạnh phúc viên mãn, tràn đầy.
  • Thiết Mộc Lan có 5 nhánh: biểu tượng cho sức khỏe dồi dào
  • Thiết Mộc Lan có 8 nhánh: biểu tượng cho tấn tài, tấn lộc
  • Thiết Mộc Lan có 9 nhánh: biểu tượng cho gặp thời, gặp vận, làm ăn thuận lợi, công danh thăng tiến.
  • Chính vì lí do này, nên người yêu cây cảnh thường chọn lựa rất kĩ lưỡng về số chồi trên cây.

Cách trồng và chăm sóc cây Thiết Mộc Lan

TM-4 vuoncayhoabinh.vn

Nhân giống:

Bạn có thể nhân giống bằng cách giâm cành. Cách làm này khá đơn giản như sau: bạn cắt cây định nhân giống thành từng khuc riêng biệt với chiều dài phù hợp với chậu trồng. Cây nội thất này có thể sống trong đất hoặc trong môi trường thủy sinh.

Đối với cây già sinh trưởng nhanh thì bạn cắt khúc ngắn, còn cây non sinh trưởng chậm hơn thì bạn cắt khúc dài hơn. Sau đó, đặt những đoạn thân vào đất ươm. Đất ươm cây Thiết Mộc Lan là loại đất mùn, có nhiều chất dinh dưỡng, trộn tro trấu. Bạn lưu ý, cần giữ ẩm cho đất thường xuyên. Trong thời gian khoảng từ 3 đến 5 tháng, bạn đã có chậu Thiết Mộc Lan mới.

Đất trồng:

Thiết Mộc Lan không kén đất, có thể thích nghi trên nhiều loại đất. Tuy nhiên, loại đất cây phát triển tốt là đất đai màu mỡ, có độ mùn cao, có nhiều chất dinh dưỡng và có khả năng thoát nước tốt.

TM-3 vuoncayhoabinh.vn

Ánh sáng:

Cây ưa sáng, nhưng cũng có khả năng sống ở nơi có ánh sáng bán phần. Nếu để cây trong nhà, bạn nên để gần cửa kính, cửa sổ, sảnh lớn hay hành lang để cây đón nhận được đủ ánh sáng cho quá trình quang hợp. Nếu để cây trong phòng thì thỉnh thoảng cho cây ra ngoài trời để cây không bị cớm nắng.

Nước tưới:

Cây cần lượng nước trung bình. Tùy điều kiện thời tiết mà tưới cho cây với lượng nước vừa đủ. Quan sát khi thấy đất ở bề mặt chậu se khô thì tưới nước. Nên tưới vào lúc thời tiết mát mẻ vào sáng sớm hoặc chiều tối khi vào mùa hè. Nên tưới quanh gốc cây với lượng vừa đủ tùy thuộc vào độ lớn của chậu và thân cây.

Phân bón:

Thiết Mộc Lan không có nhu cầu phân bón lớn. Bạn chỉ cần tưới phân nhả chậm hoặc NPK xung quanh gốc. Khi tưới phân nhả chậm bạn cần tiến hành như sau: lấy que hoặc thuổng chọc khoảng 10-12 lỗ xung quanh chậu. Số lượng lỗ chọc còn tùy thuộc vào độ lớn của cây và chậu. Sau đó, mỗi lỗ bỏ vào khoảng 7-10 hạt sau đó lấp đất lên để cho phân khỏi bốc hơi. Quan sát nếu cây bị xấu, yếu, còi cọc bạn cần bón phân bằng cách hòa loãng với nước để cây hấp thụ nhanh.

Phòng chống sâu bệnh:

Cây ít sâu bệnh gây hại. Bạn chỉ cần quan sát những hiện tượng sau: nếu thân cây bị thối gốc hoặc có sâu cuốn lá thì bắt thủ công. Cắt tỉa lá khô, héo để cây luôn tươi mới.

Cây thiết mộc lan vuoncayhoabinh.vn

Trên đây là những thông tin hữu ích về Cây Thiết Mộc Lan, loại cây không chỉ mang lại không gian đẹp cho phòng khách, phòng họp, mà nó còn mang ý nghĩa phong thủy. Để biết cây thiết mộc lan giá bao nhiêu hoặc các bạn quan tâm tới loại cây này, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và báo giá tốt nhất.

Bên cạnh cây thiết Mộc Lan, nếu bạn quan tâm tới các loại cây khác vui lòng truy cập theo đường Link phía dưới nhé!

>> Xem thêm về: Cây Phong Thủy

>> Xem thêm về: Cây Nội Thất

>> Xem thêm về: Cây Ngoại Thất

>> Website chính thức của Vườn Cây Hòa Bình: https://vuoncayhoabinh.vn/

0/5 (0 Reviews)

Comment facebook